Du Lich Cu Lao Cham
Bạn Đã Khám Phá Các Điểm Tham Quan tại Phố Cổ Hội

Nổi bật trong cung đường du lịch miền Trung, Phố Cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ. Dù là ngày hay đêm, du lịch Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau.

 

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương.

Và trong phạm vi diện tích không quá lớn, Phố Cổ Hội An cổ kính làm say lòng du khách thập phương với rất nhiều điểm tham quan, những công trình kiến trúc đẹp ghi dấn ấn phồn thịnh của một thời thương cảng. Chúng tôi những người con của Hội An, xin được gửi đến các bạn các điểm tham quan tại Hội An cần biết khi đến với Hội An :

1. Chùa Cầu

Chùa Cầu: Viên ngọc giữa lòng Hội An, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

2. Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến hay Phước Kiến được xem là một trong những điểm tham quan tại Hội An khá đặc sắc luôn hiện diện trong cẩm nang du lịch Hội An dành cho du khách.Tọa lạc ở số 46 đường Trần Phú - Hội An, Hội Quán do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759.được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.

Đến tham quan di tích này,du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Vị trí: 46 đường Trần Phú - Hội An

3. Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, do người Hoa ở bang Triều Châu trốn chạy khỏi Trung Quốc vào xin đất ở Việt Nam xây dựng vào năm 1845. Hội quán này được dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán Triều Châu thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian. Ngoài ra hội quán Triều Châu còn có một số tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ rất đẹp, thể hiện sự khéo léo tài hoa của người nghệ nhân xa xưa.

Vị trí : 157 Nguyễn Duy Hiệu - Phường Sơn Phong - Hội An

4. Hội quán Quảng Đông

Hội Quán Quảng Đông Hội An còn được gọi tên khác là Hội Quán Quảng Triệu hay Chùa Quảng Triệu. Hội quán Quảng Đông Hội An là nơi quy tụ sinh hoạt cộng đồng, thờ phụng tín ngưỡng của hội Hoa Kiều Quảng Đông sinh sống và làm việc buôn bán tại thương cảng Hội An sầm uất một thời. Được xây dựng năm 1885, Hội quán Quảng Đông Hội An có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa các chất liệu gỗ, đá và trang trí rất tinh tế. Là một công trình khép kín, Hội quán có cổng tam quan, có sân rộng để trưng cây cảnh vừa tạo cảnh đẹp vừa mang lại sự xanh mát cho không gian trong Hội quán, đi vào là phương đình, nhà đông, nhà tây, sân trời cùng chính điện. Bên trong Hội quán có các hiện vật quý như hoành phi, lư trầm, đôn sứ men ngọc Trung Quốc…vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ. Khi mới được xây dựng, Hội quán Quảng Đông thờ bà Thiên Hậu và Đức Khổng Tử nhưng sau này thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hàng năm nơi Hội quán tổ chức lễ hội lớn vào dịp Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch), ngày vía Quan Công (24/6 âm lịch)

Vị trí : 17 Trần Phú, Phường Minh An, Thành Phố Hội An

5.Chùa Ông Hội An

Chùa Ông (hay còn gọi là Quan Công Miếu) hiện tọa lạc tại số 254 Trần Phú - Phường Minh An - Hội An được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa ở phố cổ Hội An, được xây dựng năm 1653. Cho đến nay chùa đã qua 6 lần trùng tu, đó là những năm 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966.

Chùa Ông được xây dựng theo kiểu chữ “Quốc”, do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu.Chùa thờ vị Quan Thánh Đế Quân, là một danh tướng thời Tam quốc, một tấm gương sáng đại diện cho Trung – Tín – Tiết – Nghĩa.

ngoc-trinh-10-826242-1368196541_500x0.jp

Vị Trí : 254 Trần Phú - Phường Minh An - Hội An

6. Nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần tại số 21 Lê Lợi là một trong những ngôi nhà cổ tại Hội An.Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. 

 Nằm trong khu vườn rộng 1.500 m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để ”chôn nhau cắt rốn” của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.

Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi - Phường Minh An - Hội An

7.Nhà Thờ Tộc Nguyễn Tường Hội An

Nhà Thờ Tộc Nguyễn Tường tọa lạc tại địa chỉ 8/2 Nguyễn Thị Minh Khai, gần Chùa Cầu (Hội An). Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, thờ gia tộc của Nhóm Tự lực Văn Đoàn ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) và là nơi lưu giữ sách hiếm của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam và nhiều đồ cổ, sắc vong vua ban.

Ngôi nhà thờ này được bắt đầu xây dựng vào năm 1806, được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ 3 (1909) và được tu bổ vào năm 2005. Tiền nhân khởi dựng ngôi nhà vào là cụ Nguyễn Tường Vân (1774 - 1822). Hiện, nhà thờ đang được các hậu duệ đời thứ 10 trông coi, bảo quản. Ngôi từ đường của dòng giỏi Nguyễn Tường có kiến trúc cổ kính, uy nghi được mở cửa đón khách tham quan từ giữa năm 2013.

IMG-3400-1375165542_500x0.jpg

IMG-3459-1375165544_500x0.jpg

Vị Trí :  8/2 Nguyễn Thị Minh Khai, gần Chùa Cầu (Hội An). 

8.Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên Hội An

Một địa điểm không thể bỏ lỡ khi tham quan Phố Cổ Hội An là Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên, nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem.Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối TK thứ 19. Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà bài trí rất nhiều cổ vật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều niên đại khác nhau..

Hiện nay, thế hệ con cháu không còn tiếp tục hoạt động buôn bán nữa, nhưng hiệu buôn Diệp Đồng Nguyên gắn liền với ngôi nhà cổ kính trở thành một di tích tiêu biểu trong quần thể di sản thế giới Hội An. Không chỉ bảo tồn được những nét kiến trúc truyền thống, có giá trị lịch sử gắn liền với giai đoạn phát triển thịnh vượng của thương cảng  Hội An mà ngôi nhà này còn chứa một kho cổ vật và nhiều nguồn tư liệu có giá trị được con cháu sưu tập và giữ gìn. Vì vậy, khi ghé thăm Hội An, chúng ta không thể không đến đây một lần để chiêm ngưỡng và nghiên cứu

Vị Trí : 80 Nguyễn Thái Học - Phường Minh An - Hội An

9. Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa Hội An

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).

Với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô, Bảo tàng Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất  Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV - giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này  phần nào nói lên  vai trò Hội An với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong - Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á

Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ - Hội An

10.Bảo Tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An

Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An  được bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày 24/3/2005. Nguyên đây là ngôi nhà cổ điển hình trong Đô thị cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 09m, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.

Bảo tàng rộng hơn 200 m2 trưng bày hơn 500 hiện vật mang đậm chất văn hóa dân gian như: Công cụ làm nghề nông, đánh bắt thủy sản, đồ gốm, đồ đồng qua các thời kỳ...; giới thiệu sự hình thành cư dân Việt, Hoa tại Hội An và giao thương với nước ngoài để làm nên một thương cảng lớn của Đàng Trong góp phần cung cấp cho các nhà chuyên môn, du khách, bạn bè gần xa cùng nhân dân địa phương những thông tin cần thiết. Qua đó tăng cường lòng yêu mến di sản văn hoá của địa phương, của dân tộc để chung tay góp sức giữ gìn, phát huy di sản ngày càng tốt hơn. ...Ngoài ra, nơi đây còn trình diễn các nghề truyền thống như: lồng đèn, nón lá, chạm khắc gỗ...

Địa Chỉ : 33 Nguyễn Thái Học - Phường Minh An - Hội An

11. Nhà Cổ Tấn Ký

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực.

Mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Tất cả đều không có cửa sổ. Thế nhưng, không giống như những ngôi nhà ống trên các dãy phố mới ở các đô thị mới ở Việt Nam hiện nay, nhà cổ ở Hội An không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt nhờ sự thông thoáng ở mặt tiền, mặt hậu và nơi giếng trời..

Vị Trí : 101 Nguyễn Thái Học - Phường Minh An - Hội An

12. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Xưởng Sản Xuất Thủ Công Mỹ Nghệ Hội An là một trong những điểm đến Hội An hết sức ý nghĩa và được chỉ định tham quan trong mọi hành trình tham quan phố cổ, để du khách biết đến những ngành nghề thủ công quan trọng của miền đất này.

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Vị trí: Số 9 Nguyễn Thái Học

13.Khổng Tử Miếu Hội An

Từ xa xưa, hai làng lớn ở Hội An là Cẩm Phô và Minh Hương đã có văn chỉ thờ Khổng Tử, vì thế với việc xây dựng Khổng Tử Miếu và Đài kỷ niệm Danh nhân chí sĩ Quảng Nam ở Hội An vào các năm 1961 - 1962 đã tôn vinh thêm cho mảnh đất Hội An - văn vật và làm sáng danh vùng đất “Địa linh nhân kiệt” của Quảng Nam.

Đồng thời đây cũng là Trung tâm huấn học, tín ngưỡng của giới trí thức, của mọi tầng lớp nhân dân cả Tỉnh và còn lưu giữ nhiều kỷ niệm của nhiều nhân tài đất Quảng qua các thời kỳ. Qua thời gian, di tích Khổng Tử miếu đã bị hư hại và được đại tu vào năm 2002.

Vị Trí : Đường Trần Hưng Đạo - Phường Cẩm Phô - Hội An

14.Biển Cửa Đại

Biển Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Vị Trí : Cửa Đại - Cẩm An - Hội An

15.Biển An Bàng

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.

16.Làng Mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nằm trên vùng đất Cẩm Kim ngày nay, được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 15. Du khách chỉ mất 10 phút đi phà từ phố cổ Hội An qua làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim. Bước chân lên vùng đất này đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông Tây. Những âm thanh đó đã trở nên một phần không thế thiếu trong đời sống của người dân bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

anh-4-4774-1394248962.jpg

Vị trí: Nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút đến đó bằng thuyền.

17.Làng Gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI do các dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguỵ, Bùi, Lê… di cư từ Thanh Hoá đến Thanh Hà lập nên. Những vị tiền nhân có công lập nên làng, nghề đã được hậu thế làng gốm Thanh Hà suy tôn là Tổ nghề gốm của làng.

Từ bao đời nay, làng gốm Thanh Hà chuyên chế tác và cung cấp các loại gốm sành gia dụng, tín ngưỡng, gạch, ngói cho người tiêu dùng Hội An, Quảng Nam và cả ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.  Trải qua nhiều thế kỷ, các thế hệ thợ gốm Thanh Hà đã làm cho nghề gốm Thanh Hà trở nên phát triển được chính sử triều Nguyễn ghi danh trong phần thổ sản Quảng Nam của sách Đại Nam Nhất thống chí. Hiện nay, ở Nam Diêu - Thanh Hà đang có 23 hộ làm gốm, một số hộ vẫn còn bảo tồn được kỹ thuật chế tác gốm bằng bàn bên cạnh đó còn tiếp thu kỹ thuật sản xuất để tạo hình những sản phẩm mỹ nghệ.

Vị trí: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ).

18.Làng Rau Trà Quế Hội An

Làng rau Trà Quế nằm cách khu phố cổ Hội An 3km về phía Đông Bắc. Vùng đất này được hình thành cách đây 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế nên có không gian mát mẽ, trong lành ... Từ bao đời nay làng rau Trà Quế là nơi cung cấp rau cho nhà hàng, khách sạn, nhân dân Hội An cũng như các địa phương trong tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Ở đây có nhiều loại rau nổi tiếng là thơm ngon và an toàn. Rau sống Trà Quế đã làm nên hương vị các món đặc sản của làng quê này như Tam hữu, Bánh xèo, Mỳ Quảng, Rau xào tỏi. . . Đặc biệt làng rau còn có nhiều loại rau có tác dụng làm thuốc chữa bệnh (gọi là thuốc Nam) và bồi bổ sức khỏe.

Vị Trí : Thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An

19.Cù Lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Vị Tri : Thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An

20.Chợ Hội An

Chợ Hội An là nơi buôn bán các mặt hàng dịch vụ từ đồ ăn thức uống của toàn Thành Phố Hội An. Chợ được chia thành nhiều khu khác nhau, với khu ăn uống, khu bán đồ ăn tươi sống. Khu chợ ngoài trời nằm xung quanh khuôn viên chợ chính, sát sông Thu Bồn.

Theo nhiều nguồn tư liệu cho biết, chợ Hội An hiện nay được lập vào khoảng năm 1848 (sau khi đường Nguyễn Thái Học được hình thành từ sau 1840). Nguyên xưa chợ nằm ở khi vực phía trước Đình Ông Voi (Đình Hội An), chạy theo đường Lê Lợi đến đường Trần Phú, giáp bờ sông (chưa có đường Nguyễn Thái Học).

Vị Trí : Đường Trần Phú, Bạch Đằng và Nguyễn Thái Học - Hội An

hoian60s.com tổng hợp

Tin liên quan: